Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Ngày cập nhật 28/03/2019

Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ ngày 03/8/2018 đến ngày 16/3/2019, Trung Quốc thông báo tổng cộng có 113 ổ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại 28 tỉnh, buộc phải tiêu hủy trên 1,1 triệu con lợn; dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới.

Tại Việt Nam, tính đến ngày 18/3/2019, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 294 xã, 62 huyện của 19 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh và Thừa Thiên Huế). Tổng số heo bệnh và tiêu hủy là 34.774 con.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại một hộ chăn nuôi thôn Hiền An, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền. Tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 05 con vào ngày 18/3/2019. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan diện rộng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới là rất cao.

Thực hiện Công văn số 1523/UBND-NN ngày 19/3/2019 của UBND tỉnh về việc triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, UBND thị xã yêu cầu Chủ tịch UBND các phường, xã, các cấp, các ngành có liên quan khẩn trương, tiếp tục triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo Công điện số 02/CĐ-UBND ngày 06/3/2019, Công văn số 232/UBND ngày 08/3/2019 của Ủy ban nhân dân thị xã về triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn thị xã và Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 06/3/2019 về ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào thị xã, trong đó tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

1. Đối với UBND các phường, xã:

a) Triển khai ngay các việc:

- Kiện toàn Ban chỉ đạo và có kế hoạch phân công cụ thể từng thành viên của BCĐ; lập kế hoạch hành động để tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, thực hiện công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với đầy đủ các thành phần: BCĐ, các hội, đoàn thể, HTXSXNN, thú y cơ sở, các hộ kinh doanh buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn và các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn quản lý.

- Tổ chức cho các hộ chăn nuôi lợn và các thành phần liên quan ký cam kết thực hiện 5 không:

- Không giấu dịch;

- Không mua bán vận chuyển lợn bệnh, lợn chết;

- Không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết;

- Không vứt lợn chết ra môi trường;

- Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

b) Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra vào địa bàn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi bệnh, chết,... thì lấy mẫu xét nghiệm bệnh và xử lý theo quy định.

c) Xem xét việc thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn, sản phẩm lợn ra vào địa bàn, nhất là các xã, phường  giáp với địa bàn thị xã Hương Trà, thành phố Huế; bố trí các lực lượng thú y, công an và lực lượng liên quan tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn.

d) Tổ chức phun thuốc sát trùng, tiêu độc, rãi vôi bột tại các khu vực có nguy cơ cao như cơ sở giết mổ gia súc, cơ sở chăn nuôi, các chợ, đường làng ngõ xóm.

đ) Giám sát phát hiện bệnh kịp thời và phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tổ chức lấy mẫu xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại các cơ sở giết mổ, buôn bán lợn và sản phẩm lợn; tại các hộ, gia trại, trang trại chăn nuôi có lợn bị bệnh, nghi bị bệnh,....

e) Tổ chức thông tin, tuyên truyền liên tục để người chăn nuôi và cộng đồng hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, các biện pháp xử lý đối với động vật nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Chú ý các nội dung không làm người dân nao núng, lo sợ bài trừ thịt lợn đảm bảo vệ sinh thú y.

g) Tăng cường giám sát phát hiện bệnh, báo cáo thông tin nhanh cho Ban BCĐ thị xã để xử lý dập tắt dịch kịp thời, không để dịch lây lan rộng.

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút bệnh ở mọi loại lợn (lợn nuôi, kể cả lợn cảnh và lợn rừng); lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100%, gây thiệt hại lớn về kinh tế; hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị; bệnh không lây sang người.

2. Đối với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao:

Tổ chức tuyên truyền liên tục để giúp người dân hiểu bản chất cũng như ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi, không quay lưng lại với thịt lợn. Vì thực tế dịch tả lợn châu Phi không ảnh hưởng tới sức khỏe con người nếu như chúng ta sử dụng sản phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ, không sử dụng các sản phẩm tái sống, chưa được nấu chín kỹ...

3. Đối với phòng Kinh tế, Trung tâm DVNN:

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh.

  Ủy ban nhân dân thị xã yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, các cấp, các ngành có liên quan thực hiện nghiêm túc các nội dung nêu trên

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.004
Truy cập hiện tại 378