Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Phòng chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn vật nuôi
Ngày cập nhật 31/05/2019

Hiện nay, tình hình thời tiết đã nắng nóng gay gắt, nhiệt độ có nơi lên đến trên 41°C. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn, thời gian tới nắng nóng kéo dài làm cho dịch bệnh gia súc, gia cầm có thể phát sinh.

Thực hiện Công văn số 669/SNNPTNT-CCCNTY ngày 03/5/2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phòng chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn vật nuôi; Để chủ động phòng chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn vật nuôi, nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất cho người chăn nuôi, UBND thị xã đề nghị các địa phương, các đơn vị liên quan thực hiện tốt một số biện pháp sau:

1. UBND các phường, xã:

- Chủ động phối hợp với các ban ngành chuyên môn để tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc công tác phòng chống nắng nóng, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý.

- Phân công cán bộ kiểm tra, hướng dẫn chủ nuôi thực hiện các biện pháp chủ động phòng chống nắng nóng như tăng cường vệ sinh sạch sẽ, làm mát, thông thoáng chuồng trại, giãn mật độ nuôi (đối với lợn nái, mật độ từ 3 – 4m²/con; lợn thịt khoảng 2m²/con. Gà thịt nuôi nhốt trên sàn 8con/m²; nuôi nhốt trên nền 10con/m². Nếu nuôi gà thả vườn, mật độ thả đạt ít nhất 01con/m², chuồng chỉ là nơi để tránh mưa, nắng và ngủ đêm). Đối với các trang trại, gia trại chăn nuôi, cần chủ động kiểm tra máy phát điện dự phòng nội bộ để sử dụng khi có sự cố điện lưới.

- Khuyến cáo chủ nuôi không chăn thả gia súc, gia cầm vào những giờ nắng nóng cao điểm (khoảng 11 giờ đến 15 giờ trong những ngày nhiệt độ ngoài trời từ 35°C trở lên), cần đưa vật nuôi đến các khu vực có hồ nước, cây xanh, bóng mát để tránh nóng.

- Triển khai tốt công tác tiêm phòng vắc xin bổ sung cho gia súc, gia cầm.

- Tiếp tục thực hiện công tác tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, nơi tập trung mua bán động vật và sản phẩm động vật, những nơi có nguy cơ dịch bệnh cao… để chủ động phòng chống, đặc biệt là phòng dịch bệnh tai xanh (PRRS), Dịch tả lợn Châu Phi, bệnh cúm gia cầm và các bệnh kế phát khác.

2. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp:

- Phối hợp các địa phương hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp: Chủ động chế biến, dự trữ thức ăn để cho vật nuôi ăn bổ sung vào những khi không chăn thả được. Thực hiện chế độ chuyển bữa: thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp thường chuyển sang cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tăng cường khẩu phần thức ăn xanh như rau, cỏ, củ, quả tươi và các loại thức ăn giàu vitamine… (bổ sung vitamine C cho uống khi thời tiết quá nắng nóng); tăng cường khẩu phần ăn giàu đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường… để giảm tăng nhiệt cơ thể cho vật nuôi; Lắp các thiết bị van nước tự động để luôn cấp đủ nước sạch nếu có điều kiện. Đảm bảo thường xuyên có đủ nước sạch cho gia súc, gia cầm uống.

- Chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở triển khai các biện pháp phòng chống nắng nóng, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm có hiệu quả.

- Thực hiện tốt công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng; kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, đặc biệt chú ý đối với các bệnh: Dịch tả lợn Châu Phi, tai xanh ở lợn, lở mồm long móng và cúm gia cầm để chủ động phát hiện và xử lý, không để lây lan ra diện rộng.

- Dự phòng đầy đủ các loại hoá chất tiêu độc khử trùng, vaccine, thuốc kháng sinh điều trị và các loại thuốc bổ trợ khác... để chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm có hiệu quả khi dịch bệnh xảy ra.

4. Phòng Kinh tế thị xã:

Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc công tác phòng chống nắng, nóng trên địa bàn thị xã.

UBND thị xã yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện tốt các nội dung trên./. 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.004
Truy cập hiện tại 333